Dứa là một loại trái cây nhiệt đới giàu vitamin và chất chống oxy mang đến những lợi ích tuyệt vời khi sử dụng. Và dứa cũng là loại trái cây được ưa thích ở nhiều gia đình Việt Nam. Vậy bạn đã biết đến ăn dứa có tác dụng gì hay chưa? Cùng sightseeing-madrid.com tìm hiểu ở bài viết dưới đây để biết thêm về những lợi ích của dứa nhé!
I. Dứa và thành phần dinh dưỡng của dứa
Dứa là một loại trái cây quen thuộc gần gũi trong nhiều bữa ăn của những gia đình Việt Nam. Nó còn có tên gọi khác là thơm, khóm, gai hay huyền nương. Ngoài vị chua ngọt và thơm ngon của dứa nó còn có tác dụng lớn với sức khỏe.
Dưới đây là một số thành phần dinh dưỡng trong dứa:
- Calo
- Chất béo
- Chất đạm
- Chất xơ
- Vitamin C, B6, A, K
- Kẽm
- Phốt pho
- Canxi
- Sắt
- Kali
- Magie
- Folate
- Đồng
Ngoài ra dứa còn chứa nhiều mangan và vitamin C đây là những chất có lợi cho sự tăng trưởng, duy trì và trao đổi chất, tăng cường hệ miễn dịch và hấp thụ sắt từ chế độ ăn hằng ngày.
II. 10 lợi ích của dứa với sức khỏe
1. Tăng cường hệ miễn dịch
Dứa có chứa một lượng vitamin C dồi dào giúp chống lại các chất oxy hóa hòa tan trong nước và hạn chế gây tổn thương đến các tế bào.
Vitamin C trong dứa chủ yếu liên quan đến việc làm giảm bệnh tật và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách kích thích hoạt động của bạch cầu và bảo vệ cơ thể chống lại tác động xấu của gốc tự do.
2. Hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương
Mặc dù không biết đến như một nguồn trái cây giàu canxi nhưng thơm chứa lượng lớn mangan. Và mangan cũng là một khoáng chất vô cùng quan trọng trong việc tăng cường sự chắc khỏe và tăng trưởng phục hồi xương.
3. Điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp
Thơm là một nguồn trái cây có nhiều khoáng chất đặc biệt là kali. Kali là một trong những khoáng chất quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta. Và một trong những chức năng quan trọng nhất của kali chính là làm giãn tĩnh mạch hay làm giảm căng thẳng áp lực của mạch máu đồng thời tăng tuần hoàn máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Điều này cũng giúp ngăn ngừa sự hình thành của cục máu đông và tích tụ mảng bám ở động mạch và mạch máu.
4. Ăn dứa có tác dụng gì? Phòng ngừa ung thư
Ngoài việc vitamin C có tác dụng trong khả năng chống oxy hóa nó còn phòng ngừa ung thư hiệu quả. Hơn nữa trong dứa có chứa các chất như vitamin A, beta-carotene, bromelain, các hợp chất flavonoid cùng hàm lượng mangan cao khi kết hợp với superoxide dismutase, một loại chất ăn mòn tự do cực mạnh, có khả năng phòng ngừa một số loại ung thư khác nhau.
Do đó thơm khả năng phòng ngừa bệnh ung thư miệng, ung thư cổ họng và ung thư vú.
5. Tốt cho hệ tiêu hóa
Ăn dứa có tác dụng gì? Dứa là nguồn cung cấp chất xơ phong phú và giúp cơ thể có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Trong thành phần dứa có thể bảo vệ bạn khỏi những nguy cơ như táo bón, tiêu chảy hay hội chứng ruột kích thích, xơ vữa động mạch, đông máu và bệnh huyết áp.
Hơn nữa việc ăn dứa giúp bạn hạn chế phân lỏng, giảm tiêu chảy,…
6. Lợi ích của dứa: Tốt cho sức khỏe mắt
Ăn dứa thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Loại trái cây này mang đến một nguồn vitamin C dồi dào và các chất oxy hóa hỗ trợ thị lực tốt.
7. Tốt cho tuần hoàn máu
Dứa cung cấp nhiều đồng, một khoáng chất đảm nhận vai trò quan trọng trong một số phản ứng enzyme. Hơn nữa đồng còn là một yếu tố cần thiết cho việc hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Số lượng tế bào hồng cầu cao làm tăng oxy cho các hệ cơ quan khác nhau giúp chúng hoạt động tốt nhất.
8. Cải thiện bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường được khuyến khích tiêu thụ nhiều chất xơ để làm giảm lượng đường huyết. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 được cho là nên bổ xung chất xơ để cải thiện lượng đường trong máu, Lipid và Insulin.
9. Ăn dứa tốt cho phụ nữ
Ăn dứa giúp ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, dứa có chứa bromelain – một loại enzyme có tác dụng chống ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Chính vì thế, để ngăn ngừa loại bệnh này, các chị em có thể tăng cường ăn dứa, uống nước ép dứa.
Hơn nữa khi mang bầu phụ nữ ăn dứa cũng rất tốt. Dứa chứa nhiều vitamin B, B1, B9, kali, canxi, sắt… Và những vitamin khoáng chất này đều rất có ích cho mẹ bầu và thai nhi.
10. Ăn dứa giúp đẹp da
Một trong những tác dụng của dứa chính là làm đẹp da. Hàm lượng vitamin C trong dứa có tác dụng chống lại các tổn thương do ánh mặt trời, đồng thời vitamin C cũng là yếu tố tạo nên collagen tăng sự đàn hồi cho da.
III. Một số lưu ý khi sử dụng dứa
Dứa có nhiều lợi ích với sức khỏe tuy nhiên khi ăn dứa bạn phải chú ý đến một số lưu ý dưới đây để tránh biến những lợi ích thành tác hại nhé!
- Người bị đau dạ dày không nên ăn dứa: Dạ dày và đường ruột dễ viêm loét do trong dứa có nhiều axit hữu cơ và các enzyme khiến người bị đau dạ dày đầy bụng khó chịu.
- Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn dứa: Trong 3 tháng đầu mẹ bầu không nên ăn dứa vì thành phần trong dứa dễ làm kích thích tử cung co thắt dẫn đến sảy thai.
- Người viêm họng hen phế quản không nên ăn nhiều dứa: Dứa có chứa glucoside – một loại có tính chất kích ứng mạnh lên niêm mạc, làm miệng lưỡi hay cổ họng bị ngứa ngáy, tê rát.
- Không nên ăn dứa xanh
- Không ăn dứa khi đói và không nên ăn dứa vào buổi sáng.
IV. Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin về ăn dứa có tác dụng gì được nhiều bạn tìm hiểu và thắc mắc. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn khi tìm hiểu về dứa. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!